Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Bến Tre ngày càng phát triển, phồn thịnh
31/05/2024
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng; nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt quan điểm này, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 53-CTr/TU ngày 16/4/2024 về thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc (Nghị quyết số 43-NQ/TW) để xây dựng, phát triển tỉnh nhà ngày càng phồn thịnh.
Đ/c Bùi Văn Bia, Ủy viên BTVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy triển khai, quán triệt Chương trình số 53-CTr/TU tại Hội nghị do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức
Những kết quả đáng ghi nhận
Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Chương trình số 21-CTr/TU của Tỉnh ủy khoá VII, khối đại đoàn kết các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh được tăng cường, dân chủ trong xã hội được phát huy, góp phần vào việc xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Nhân dân đồng thuận, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước trong phát triển kinh tế - xã hội; thi đua “Đồng Khởi mới”; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Cuộc vận động “Vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát, góp ý xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng việc đối thoại, tiếp xúc, lắng nghe, giải quyết phản ánh, kiến nghị của Nhân dân. Thực hiện có nền nếp, nâng chất lượng các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, lắng nghe ý kiến các tầng lớp Nhân dân của các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp; các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; trực tiếp đối thoại với công nhân, nông dân, trí thức, phụ nữ, doanh nhân; định kỳ họp mặt, gặp gỡ chức sắc, tín đồ các tôn giáo, đại biểu các dân tộc, người Bến Tre định cư ở nước ngoài,…
Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động; phát động, làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp và khơi dậy tinh thần yêu nước, sức mạnh, nguồn lực trong Nhân dân. Triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nâng chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân.Tình hình tư tưởng trong Nhân dân cơ bản ổn định, tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở.
Một số khó khăn, hạn chế
Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở một số lĩnh vực, địa bàn hiệu quả chưa cao, chưa khơi dậy, phát huy được tiềm năng to lớn trong Nhân dân.
Một số chính sách chưa sát với thực tiễn, còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện; phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT-XH một số nơi chưa theo kịp yêu cầu vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân. Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở còn hạn chế, nhất là trong thực hiện phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; Đời sống của một bộ phận Nhân dân còn khó khăn, ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, tình hình tai nạn, tệ nạn xã hội, khiếu kiện,… có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp, kéo dài.
Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Trên cơ sở tiếp thu, quán triệt, cụ thể hóa 04 quan điểm và mục tiêu của Nghị quyết số 43-NQ/TW, phát huy những kết quả đạt được, rút kinh nghiệm những khó khăn, hạn chế thời gian qua, Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
Một là, đổi mới nội dung, phương pháp, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh về vị trí, tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Nghị quyết số 43-NQ/TW, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng và truyền thống của tỉnh về đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị.
Cấp ủy, hệ thống chính trị ở cơ sở, cán bộ, đảng viên tăng cường công tác nắm bắt tình hình Nhân dân, kịp thời giải quyết những tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo, góp phần tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận xã hội, động viên Nhân dân tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Hai là, vận dụng, cụ thể hóa thực hiện tốt chính sách, pháp luật về xây dựng khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn tỉnh; phát huy vai trò của các giai cấp, tầng lớp Nhân dân, góp phần khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực, sức sáng tạo xây dựng tỉnh Bến Tre ngày càng phát triển, phồn thịnh.
Xây dựng giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển. Tăng cường giáo dục và phát triển lực lượng thanh thiếu nhi Bến Tre về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng cống hiến, nêu cao trách nhiệm đối với quê hương, xã hội. Chăm lo xây dựng người phụ nữ Bến Tre thời đại mới, phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của phụ nữ. Tăng cường vai trò, phát huy trách nhiệm của Cựu chiến binh trong giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; chỗ dựa tin cậy, vững chắc của cấp ủy, chính quyền trong xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Phát huy uy tín, kinh nghiệm của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình. Bảo đảm cho các dân tộc trên địa bàn bình đẳng, đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, đồng bào có đạo và tăng cường công tác đối ngoại nhân dân.
Ba là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết trong Đảng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy về xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 18/01/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, chú trọng sinh hoạt chuyên đề. Phát huy vai trò của Nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng. Thực hiện nghiêm Quy định về trách nhiệm nêu gương của đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ chủ chốt các cấp. Tập trung làm tốt công tác kết nạp đảng viên; xây dựng “chi bộ bốn tốt”, “đảng bộ cơ sở bốn tốt” và “chi bộ ấp, khu phố trong sạch, vững mạnh toàn diện”.
Đổi mới nội dung, phương thức, phong cách lãnh đạo, lề lối làm việc của cấp ủy theo hướng gần dân, sát cơ sở, gắn với thực hiện phương châm “tỉnh nắm tới xã; huyện nắm tới ấp, khu phố; xã nắm tới hộ gia đình”.
Bốn là, nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả của chính quyền trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 23/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp, duy trì và phát huy có hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo hướng tập trung, thống nhất, hướng mạnh về cơ sở, có trọng tâm, trọng điểm; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành; phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cấp dưới trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ Nhân dân theo hướng đơn giản hóa để tạo thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân giải quyết công việc. Thực hiện có hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp theo đúng quy định.
Quan tâm tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH phản ánh, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân tham gia xây dựng, hoạch định chính sách; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đại biểu dân cử. Quan tâm bố trí nguồn kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH theo đúng quy định.
Năm là, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của Nhân dân đi đôi với nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương.
Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong tất cả các loại hình tổ chức và đơn vị cơ sở. Triển khai thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân tham gia giám sát, góp ý xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh, những vấn đề liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân gắn với việc triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Sáu là, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH, các hội quần chúng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển tỉnh.
Tăng cường thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 06-CT/TU, ngày 06/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH. MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH các cấp chủ động, sáng tạo trong việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa các loại hình tập hợp Nhân dân theo nhóm, theo giới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, huy động sức mạnh nội lực và ngoại lực góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phong trào thi đua “Đồng Khởi mới” và phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Đổi mới hình thức tổ chức, mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” hàng năm.
Phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH trong tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội theo Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và các văn bản liên quan. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, quy chế phối hợp giữa MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH các cấp với các cơ quan Nhà nước cùng cấp.
Bảy là, đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, hiệu quả; nâng cao chất lượng các mô hình, điển hình tiêu biểu, phong trào tự quản trong Nhân dân.
Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, thu hút động đảo Nhân dân hưởng ứng, tham gia, nhất là phong trào thi đua “Đồng Khởi mới”; “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thi đua “Dân vận khéo”, Chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”,…
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trong hệ thống MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT-XH. Thường xuyên xây dựng, tổng kết và nhân rộng cách làm hay, các mô hình hiệu quả; làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua trong các tầng lớp Nhân dân.
chức.
Để công tác quán triệt, triển khai và phối hợp thực hiện có hiệu quả Chương trình số 53-CTr/TU của Tỉnh uỷ. Hệ thống dân vận, MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT-XH các cấp phải tập trung nâng cao vai trò, trách nhiệm trong tổ chức quán triệt, triển khai nội dung Chương trình số 53-CTr/TU đến cán bộ, đoàn viên, hội viên trong hệ thống của mình với hình thức phù hợp; tham mưu cấp ủy cùng cấp xây dựng Chương trình hoặc Kế hoạch cụ thể hóa thực hiện Chương trình số 53-CTr/TU; hàng năm, xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của Ban hoặc tham mưu cấp ủy kiểm tra, giám sát, sơ, tổng kết thực hiện Chương trình số 53-CTr/TU theo quy định. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bùi Văn Bia |
Nguyễn Hiếu (Ban Dân vận Tỉnh ủy)