Hiệu quả phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”

06/11/2024

“Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” là một trong những phong trào thiết thực, ý nghĩa được các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bến Tre quan tâm thực hiện. Những kết quả sau 03 năm thực hiện (2022-2024) đã chứng minh được tính hiệu quả và sức lan tỏa sâu rộng của phong trào, tạo động lực giúp nhiều hội viên CCB vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về xóa nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trong tỉnh.

Tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân  

 

Xác định phát triển kinh tế, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Ban Chấp hành Hội CCB tỉnh đã phát động phong trào thi đua “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi" đến từng cán bộ, hội viên CCB. Để thực hiện, các cấp Hội đã tạo điều kiện khuyến khích hội viên phát huy tiềm năng, thế mạnh, đưa phong trào phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Hội định hướng cho hội viên phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình, nhân rộng các mô hình kinh tế như mô hình 5+1 giúp nhau giảm nghèo, xóa nghèo và giúp nhau vươn lên khá, giàu; mô hình tổ hợp tác chăn nuôi giảm nghèo; mô hình sản xuất, kinh doanh do Hội CCB làm chủ,…

 

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả giúp nhau giảm nghèo

 

Mô hình 5+1: toàn tỉnh quản lý 611 mô hình; 3.583 thành viên (5+1 xoá nghèo, giảm nghèo: 112 mô hình, 700 thành viên; 5+1 giúp nhau khá, giàu: 499 mô hình, 2.883 thành viên). Mô hình góp vốn xoay vòng (hụi không lời): 868 dây hụi, trị giá: 3.543,81 triệu đồng (từ 50.000 đồng - 100.000đồng/1 dây), thực hiện ở hầu hết các chi Hội, phân Hội. 16 mô hình, tổ hợp tác nuôi bò sinh sản (15 xã), vốn hỗ trợ: 2.391,29 triệu đồng, có 155 thành viên.

 

Mô hình sản xuất kinh doanh do Hội CCB làm chủ: 67 doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút: 1.352 lao động; 151 tổ hợp tác sản xuất, thu hút 2.439 lao động; 49 trang trại, thu hút 105 lao động; 1.020 gia trại (kinh tế hộ gia đình), thu hút 2.033 lao động; 1.045 hộ kinh doanh dịch vụ, thu hút 1.805 lao động. Hiện nay 9/9 huyện/ thành phố có Câu  lạc bộ CCB, cựu quân nhân (CQN) làm kinh tế với 326 hội viên và Hội doanh nhân CCB tỉnh với 110 hội viên.

 

Thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo nhanh, hạn chế tái nghèo, xóa nhà đột nát, nhà tạm cho CCB

 

Từ đầu năm 2022 đến tháng 12/2023, các cấp Hội đã xóa 152 hộ CCB nghèo, hiện còn 62 hộ (chiếm tỷ lệ 0,23%); đã xóa 305 hộ CCB cận nghèo, hiện còn 215 hộ (chiếm tỷ lệ 0,82%). Đến cuối tháng 12/2023, toàn tỉnh có 17.201 số hộ CCB khá và giàu (đạt tỷ lệ 65,56%); có 152/157 xã, phường, thị trấn cơ bản không còn hộ CCB nghèo (đạt tỷ lệ 96,72%), so với cuối năm 2021 mới đạt 96/157 (61,15%); có 9/9 huyện, thành phố cơ bản không còn hộ CCB nghèo (đạt 100%), so với cuối năm 2021 chỉ đạt 4/9 (44,44%).

 

Đến tháng 10/2024, xây dựng 407/247 nhà (164,78%) nghĩa tình đồng đội với kinh phí vận động: 24.691 triệu đồng; xây dựng 55 nhà tình nghĩa, tình thương với kinh phí vận động: 2.974 triệu đồng.

 

Huy động được nhiều nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng của CCB, nâng cao năng lực làm kinh tế cho CCB, gắn sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm

 

Dư nợ vay vốn quỹ quốc gia về việc làm (vốn 120): 27.699,8 triệu đồng (Trung ương Hội: 698 triệu đồng; địa phương: 27.001,8 triệu đồng với 27 dự án, giải quyết 569 lao động).

 

Dư nợ vay vốn tín dụng ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội đang quản lý: 597.739,81/362.965,93 triệu đồng, tăng 234.773,88 triệu đồng (so với năm 12/2021). Số hộ CCB được vay vốn: 6.138 hộ/ 15.797 tổng số hộ vay của các đoàn thể. 2.751 hộ CCB được vay vốn ở tổ do các đoàn thể khác quản lý; 432 tổ TK&VV: 432 (trong đó có 304 tổ do CCB làm tổ trưởng) tăng 4 tổ TK&VV so với tháng 12/2021. Dư nợ vay vốn các tổ chức tín dụng khác để phát triển kinh tế: 6.170 triệu đồng, giải quyết được: 457 lao động. Dư nợ Quỹ nội bộ Hội giúp nhau phát triển kinh tế không lãi hoặc lãi suất thấp: 17.314,8 triệu đồng, giải quyết được: 4.118 lao động.

 

CCB hỗ trợ, giúp nhau về kỹ thuật, cây trồng, vật nuôi, nhân lực, đất đai, trang thiết bị,…hỗ trợ vốn sản xuất: 66.198,7 triệu đồng; cây trồng vật nuôi quy ra tiền: 5.561 triệu đồng; 4.768 ngày công lao động; hỗ trợ cho mượn đất sản xuất: 27.042m2.

 

Đóng góp quan trọng trong xây dựng nông thôn  mới (NTM), đô thị văn minh.

 

Tổ chức 209 lớp tập huấn và tuyên truyền NTM cho cán bộ tỉnh, huyện và Hội cơ sở; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tuyên truyền 22 lớp NTM kết hợp xuất khẩu lao động; triển khai, tọa đàm: 2.700 cuộc, 71.112 lượt người tham dự; đóng góp 41.337 ngày công lao động; CCB hiến đất: 93.299 m2; hiến cây quy ra tiền: 10.511,9 triệu đồng; đóng góp tiền mặt: 11.378,61 triệu đồng; hội viên vận động trong nhân dân: 62.968,63 triệu đồng; vận động làm 327 cầu; làm lộ pê tông: 241,45 km; vận động nâng cấp giao thông nông thôn: 155,91 km; nạo vét kinh mương: 134,95 km; vận động làm 11 nhà văn hóa ấp.

 

CCB tham gia bảo vệ môi trường với thực hiện mô hình khu dân cư “Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, nghĩa tình” đạt từ 03 tiêu chí trở lên được các cấp công nhận mô hình “Dân vận khéo”, đã đem lại diện mạo mới cho khu dân cư, cảnh quang môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, đời sống an toàn, nghĩa tình, mức sống người dân được nâng lên.

 

Hội CCB trong toàn tỉnh tích cực cùng toàn dân tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM và đô thị văn minh”. Đến nay, tỉnh hiện có 112 xã được công nhận xã NTM (đạt 100% so với mục tiêu đến năm 2025); trong đó có 43 xã NTM nâng cao (đạt 95,6% so với mục tiêu đến năm 2025) và 15 xã NTM kiểu mẫu (đạt 166,7% so với mục tiêu đến năm 2025); đã xây dựng Chợ Lách đạt chuẩn và được công nhận huyện NTM, thành phố Bến Tre hoàn thành xây dựng NTM và 8/8 phường công nhận đô thị văn minh.

 

Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Nguyễn Văn Hải phát biểu kết luận hội nghị  

 

Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” thời gian tới

 

Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, rút kinh nghiệm những tồn tại hạn chế, trước những yêu cầu, nhiệm vụ của cao điểm thi đua “Đồng Khởi” mới gắn với phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Nguyễn Văn Hải đề nghị các cấp Hội CCB thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

 

Một là: từng cấp Hội CCB nắm chắc chủ trương, nghị quyết của cấp ủy, tham mưu đề xuất cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền, các ngành, các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên CCB tích cực phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, không tái nghèo. Vận động các doanh nhân, doanh nghiệp là hội viên CCB, CQN tham gia vào Hội Doanh nhân CCB tỉnh và các Câu lạc bộ CCB, CQN làm kinh tế giỏi của huyện, thành phố để giúp nhau phát triển kinh tế vươn lên làm giàu chính đáng.

 

Hai là: về thực hiện chính sách an sinh xã hội: Kết hợp nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thực hiện  mô hình sản xuất xóa nghèo vững bền vững; thường xuyên kiểm tra hiệu quả các mô hình đã triển khai thu hồi vốn và chuyển giao vốn cho hội viên mới đúng qui định; vận động vốn hội viên hỗ trợ thông qua mô hình 5+1 giúp cho hộ nghèo làm kinh tế, tăng thu nhập ổn định cuộc sống thoát nghèo vươn lên làm giàu hợp pháp, nhân rộng mô hình 5+1 giúp nhau từ hộ thoát nghèo vươn lên khá, giàu; tích cực tuyên truyền vận động con, em , người thân  và nhân dân tham gia lao động nước ngoài có thời hạn, đặc biệt số bộ đội mới xuất ngũ về.

 

Ba là: có kế hoạch, phương pháp, rút kinh nghiệm, bổ sung, mở rộng nâng chất 02 mô hình: 5+1 và “Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, nghĩa tình” phù hợp trong giai đoạn mới, đảm bảo 02 mô hình luôn được duy trì phát triển bền vững, thiết thực, hiệu quả.

 

Bốn là: quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2022-2025 cần xác định rõ trách nhiệm: Hội cấp huyện phải phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ, Thường trực phụ trách từng cơ sở Hội ở xã điểm giảm nghèo, chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện, xây dựng thí điểm mô hình giảm nghèo và kịp thời sơ, tổng kết rút kinh nghiệm nhân rộng. Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ (2022-2027) cơ bản không còn hộ nghèo trong CCB. Đối với Hội cơ sở trên địa bàn các xã điểm của tỉnh do Hội cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện giảm nghèo theo chủ trương của cấp ủy. Các cơ sở Hội xã còn lại phải xây dựng kế hoạch thực hiện giảm nghèo theo chủ trương của cấp ủy địa phương giai đoạn 2021-2025.

 

Năm là: Hội Doanh nhân CCB tỉnh và các CLB làm kinh tế cấp huyện duy trì hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ giúp nhau cùng phát triển kinh tế cho hội viên, góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội ở địa phương và cả nước.

 

Phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi đã góp phần tăng cường đoàn kết, gắn bó tình đồng chí, đồng đội; hoạt động tình nghĩa, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau ngày càng hiệu quả; gắn kết hội viên với tổ chức Hội, xây dựng Hội trong sạch vững mạnh.

 

Nguyễn Hiếu (Ban Dân vận Tỉnh ủy)